Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Từ "tiêu chuẩn vàng" trở thành điểm nóng ở Đông Nam Á về Covid-19: Điều gì đã xảy ra ở Singapore?

Cách đây chưa đầy 1 tháng, Singapore vẫn được khen ngợi là một trong những nước có phản ứng hợp lý với dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra. Nước này dường như đã khống chế được các ca nhiễm mà không phải áp đặt những biện pháp phong tỏa hạn chế như nhiều nước khác.

Singapore được Tổ chức Y tế khen ngợi vì nỗ lực và các biện pháp khống chế lây nhiễm. Phương pháp phát hiện ca bệnh của Singapore còn được một số nhà dịch tễ học ở Harvard coi như "tiêu chuẩn vàng về cách phát hiện gần như hoàn hảo".

Thế rồi đợt sóng thứ hai tràn tới, rất mạnh.

Từ tiêu chuẩn vàng trở thành điểm nóng ở Đông Nam Á về Covid-19: Điều gì đã xảy ra ở Singapore? - Ảnh 1.

Kể từ 17/3, số ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận của Singapore tăng từ 266 lên tới hơn 5.900, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

Trong khi tại những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Tây Âu và Mỹ, hàng nghìn ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày thì với Singapore, một nước có 5,7 triệu dân và tổng diện tích khoảng 700 km 2 (nhỏ hơn thành phố New York), những con số ấy càng rõ rệt hơn.

Tuy nhiên, Singapore cũng sở hữu ưu thế mà nhiều nước với diện tích lớn hơn không có. Quốc đảo này chỉ có 1 biên giới trên bộ duy nhất, là với Malaysia, và có thể duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với người nhập cảnh qua đường hàng không.

Singapore có hệ thống y tế đẳng cấp thế giới và xu thế mà chính sách và quy định nghiêm khắc có thể tạo điều kiện cho chính phủ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch.

Vậy sai lầm từ đâu?

Câu trả lời có vẻ nằm ở những ổ dịch không được để ý tới, những ca bệnh là lao động nhập cư sống trong các khu tập thể đông đúc và việc đánh giá thấp mức độ lây lan của các ca bệnh ấy khi các biện pháp phong tỏa không được áp dụng.

Cuộc sống bình thường

Ban đầu, vị thế "quốc đảo nhỏ" của Singapore có vẻ mang lại lợi ích.

Singapore có thể khống chế được đợt sóng đầu tiên từ Trung Quốc bằng các áp dụng cách ly và lần tìm các đầu mối tiếp xúc để đảm bảo rằng bất cứ ai nhập cảnh qua đường hàng không, những người có nguy cơ nhiễm bệnh, đều được cách ly và theo dõi.

Cùng lúc đó, nước này tăng cường các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng để khuyến khích người dân sống thận trọng. Khu cách ly thiết lập trong các bệnh viện sau dịch SARS 2003 đồng nghĩa với việc bệnh nhân được điều trị theo cách thức an toàn nhất, tránh để nhân viên y tế bị lây nhiễm.

Quan trọng nhất là "Singapore không để bệnh nhân dương tính quay trở lại cộng đồng", Dale Fisher, người đứng đầu bộ phận kiểm soát truyền nhiễm của bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh trong một bài bình luận.

Những người có ít hoặc không có triệu chứng, nhưng lại cho kết quả dương tính với virus sẽ được nhập viện cho tới khi họ có kết quả âm tính, chứ không cách ly tại nhà, Fisher cho hay.

Từ tiêu chuẩn vàng trở thành điểm nóng ở Đông Nam Á về Covid-19: Điều gì đã xảy ra ở Singapore? - Ảnh 2.

Bên trong một trung tâm thương mại ở Singapore. Ảnh: Ore Huiying Getty Images

Bằng cách xét nghiệm rộng rãi và cách ly tất cả những người có khả năng lây nhiễm, Singapore có thể duy trì mở cửa một cách tương đối và tiếp tục hoạt động như bình thường.

"Tại Singapore, chúng tôi muốn cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường", Fisher viết ở thời điểm trước khi nước này ghi nhận số lượng ca nhiễm đột biến.

"Chúng tôi muốn các doanh nghiệp, nhà thờ, nhà hàng và trường học tiếp tục mở cửa. Đó là hình hài của thành công. Mọi thứ được duy trì mà không cần điều chỉnh và anh tiếp tục làm như vậy cho tới khi có vaccine hoặc thuốc chữa".

Singapore chỉ đóng cửa trường học và một vài công sở vào tháng này, sau khi số ca nhiễm mới gia tăng.

Sự trì hoãn đã đưa số ca nhiễm mới ở Singapore vào một quỹ đạo dốc hơn nhiều - hôm 16/4, nước này ghi nhận 728 ca nhiễm mới.

"Vấp ngã" của Singapore

Tới tháng 4, Singapore dường như đã tới đỉnh dịch.

Nhưng những ổ dịch mà các cuộc xét nghiệm có vẻ đã bỏ lỡ nhanh chóng gia tăng và số ca nhiễm mới hàng ngày leo thang.

Thái độ có phần thảnh thơi hơn các nước khác của Singapore chỉ có thể duy trì nếu tình trạng lây nhiễm từ nước ngoài được khống chế và các ca nhiễm mới tiềm tàng được phát hiện, xử lý nhanh chóng.

Khi biện pháp này thất bại, tốc độ lây lan từ người này sang người khác của virus nhanh hơn nhiều so với ở những nơi áp dụng giãn cách xã hội và phong tỏa chặt chẽ.

Phần nhiều trong số các ổ dịch mới có liên quan tới lực lượng lao động nhập cư lớn của Singapore, đặc biệt là những lao động - phần lớn từ Nam Á - sống tại các khu tập thể đông đúc, những người có vẻ đã bị bỏ qua trong đợt xét nghiệm ban đầu. Nhiều khu tập thể đã bị cách ly và chính phủ nước này thì đẩy mạnh công tác xét nghiệm cho người lao động.

Không rõ những mối lây nhiễm ấy xuất phát từ người lao động nhập cư tới từ bên ngoài hay virus đã lan truyền trong cộng đồng (phần lớn chưa xét nghiệm) được một thời gian. Điều rõ rệt là điều kiện sống của người lao động khiến biện pháp giãn cách xã hội - hay cách ly "tại nhà" không được hiệu quả, khiến virus dễ lây lan.

"Các khu tập thể giống như bom hẹn giờ sắp phát nổ", luật sư Tommy Koh, nhà cựu ngoại giao Singapore nhận định trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Kể từ khi số ca nhiễm tăng cao, Singapore bắt đầu áp dụng hình thức mà chính quyền nước này gọi là "cầu dao" (circuit breaker), một gói biện pháp bao gồm các quy định và giới hạn mới, kết hợp với các hình thức phạt nghiêm khắc, được thiết kế để khống chế đợt sóng lây nhiễm mới và tạo điều kiện cho Singapore kiểm soát dịch bệnh.

Singapore có cơ hội tốt để đưa mọi thứ về dưới tầm kiểm soát, nhưng tình trạng gia tăng ca nhiễm gần đây là bài học cho các nước khác.

Không được lơ là

Cả Singapore và Hong Kong đều chỉ có thể duy trì trạng thái tương đối bình thường khi khống chế chặt chẽ các ca nhiễm nhập khẩu tiềm tàng. Khi đợt sóng lây Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhiễm tới từ bên ngoài, cả Singapore và Hong Kong đều phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn dịch bệnh.

Hong Kong vốn từ đầu chưa bao giờ nới lỏng hoàn toàn. Singapore thì đã phải áp dụng biện pháp "cầu dao" và còn phải chờ đợi xem phương án này thành công tới mức nào.

Tuy nhiên lối tiếp cận kiểu "nới lỏng - thắt chặt - nới lỏng" đối với các hạn chế nhằm chống dịch chỉ thực sự khả thi ở những nơi như Singapore hoặc Hong Kong với quy mô dân số thấp vừa đủ trong tầm quản lý và địa lý đặc thù cho phép chính quyền duy trì lối kiểm soát chặt chẽ đối với những người đến và đi, cũng như lần dấu di chuyển trong trường hợp cần thiết.

Giống như nhiều khu vực khác của châu Á đã kinh qua, chỉ bởi vì dịch bệnh ở quy mô địa phương có thể được kiểm soát không có nghĩa là đợt sóng lây nhiễm mới không thể bùng phát bởi 1 người bệnh từ bên ngoài. Việc không có ca nhiễm ở địa phương không có nghĩa là nguy hiểm đã qua.

(*) Trên đây là phần lược dịch bài phân tích của cây viết James Griffiths, đăng trên CNN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét