Hình ảnh đồ họa mô phỏng ngoại hành tinh K2-18b. Ảnh: Science. |
Nhà thiên văn học Nikku Madhusudhan, trưởng nhóm nghiên cứu ở Viện Thiên văn học của Đại học Cambridge, và cộng sự sử dụng dữ liệu về K2-18b bao gồm khối lượng, bán kính và cấu tạo khí quyển để xác định liệu ngoại hành tinh này có chứa nước lỏng trên bề mặt hay không. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 26/2 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
K2-18b có khối lượng lớn gấp 8 lần Trái Đất và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ trong chòm Leo, cách hệ Mặt Trời 124 năm ánh sáng. Hành tinh được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 nhờ tàu vũ trụ Kepler của NASA. K2-18b hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 33 ngày và ở gần ngôi sao chủ hơn so với khoảng cách giữa Trái Đất Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog và Mặt Trời. Ngôi sao lùn đỏ mát hơn nhiều Mặt Trời nhưng vẫn đang hoạt động, do đó K2-18b nhiều khả năng tiếp xúc với lượng bức xạ cao hơn Trái Đất.
"Hơi nước có trong khí quyển của nhiều ngoại hành tinh, nhưng ngay cả khi hành tinh nằm trong vùng ở được, bề mặt của nó không nhất thiết có các điều kiện phù hợp với sự sống", Madhusudhan cho biết. "Để xác định một hành tinh có ở được hay không, chúng ta cần hiểu biết thống nhất về thành phần cấu tạo và điều kiện khí quyển, đặc biệt là xem xét liệu nước lỏng có thể tồn tại bên dưới khí quyển hay không".
Dựa trên kích thước, K2-18b có thể xếp vào nhóm siêu Trái Đất hoặc tiểu sao Hải Vương do có kích thước gấp đôi Trái Đất nhưng không lớn như sao Hải Vương. Ngoại hành tinh này cũng nằm trong vùng ở được quanh sao chủ. Dù chứa hơi nước, khí quyển của K2-18b cũng giàu oxy. Nếu thuộc nhóm tiểu sao hải Vương, hành tinh có thể được bao bọc bởi một lớp hydro. Trong trường hợp lớp hydro quá dày, nó có thể làm tăng nhiệt độ và áp suất của K2-18b, biến ngoại hành tinh này thành nơi không thể sinh sống.
Nhóm nghiên cứu xem xét dữ liệu sẵn có về K2-18b. Họ nhận thấy lượng hơi nước khá lớn trong khi các chất hóa học khác như methane và ammonia thấp hơn dự kiến. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu tạo mô hình mô phỏng hành tinh và cấu tạo bên trong của nó. Họ rút ra nhiều khả năng. K2-18b có thể là hành tinh đá lớn hơn Trái Đất, hành tinh khí nhỏ hơn sao Hải Vương hoặc hành tinh có nước bao phủ. Trong trường hợp cuối cùng, mô hình chỉ ra nhiệt độ và áp suất của K2-18b sẽ tương tự Trái Đất.
Nhóm của Madhusudhan ước tính lớp hydro sẽ chiếm khoảng 6% khối lượng hành tinh. Dựa trên phát hiện, họ cho rằng K2-18b có thể phù hợp với sự sống. Khi phóng vào năm sau, kính viễn vọng không gian James Webb của NASA có thể quan sát khí quyển ngoại hành tinh này để tìm hiểu nhiều hơn về cấu tạo của nó.
An Khang (Theo CNN )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét