Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Nhật ký tự chữa nCoV của một giảng viên Vũ Hán

Một tháng qua, Vạn Khiêm - giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán trở thành bệnh nhân nổi tiếng khắp Trung Quốc khi viết nhật ký kể lại hành trình tự cách ly, điều trị virus corona. Số người theo dõi anh trên mạng xã hội Weibo tăng lên từ 3.000 lên 960.000.

Nhật ký của Vạn Khiêm được viết từ ngày 18/1, thời điểm số ca nhiễm nCoV ở Vũ Hán bắt đầu tăng chóng mặt. Giám đốc bệnh viện nơi vợ anh làm việc yêu cầu nhân viên và người nhà tiến hành xét nghiệm sàng lọc. Ngày 24/1, kết quả trả về: Anh, mẹ vợ, vợ và cô con gái 8 tuổi đều dương tính với nCoV.

Thay vì hoảng loạn, Vạn đánh giá thời điểm này giới chức Vũ Hán đang áp dụng chính sách cách ly theo từng hộ gia đình bởi các bệnh viện thiếu giường bệnh nghiêm trọng. Anh bàn với vợ phương án "tự cứu chính mình". Vạn Khiêm tin rằng 98% người nhiễm nCoV đều có thể chữa khỏi, chỉ 2% rất nghiêm trọng dẫn tới tử vong.

"Tôi tin sức khỏe của cả nhà khó rơi vào 2%. Chỉ lo cho mẹ vợ bởi tuổi bà đã cao", Vạn Khiêm nói. Tuy nhiên mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch bởi vợ anh là bác sĩ và có kiến thức về y tế khá toàn diện.

Vạn Khiêm hiện là giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Ảnh: The paper.cn

Vạn Khiêm hiện là giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Ảnh: The paper.cn

Trước đó, gia đình anh đã chuẩn bị rất nhiều giấy vệ sinh, rượu, dung dịch thuốc tẩy Javen, khẩu trang và những túi rác lớn. Anh chủ động dọn dẹp nhà cửa và phòng tắm với lý do đơn giản – trong số bốn bệnh nhân tại nhà, anh là người khỏe nhất.

Từ lâu vợ anh đã rèn thói quen lập bảng ghi rõ số lượng và thời gian uống thuốc mỗi ngày cho mọi người trong nhà. Mỗi lần có người uống thuốc đều phải đánh dấu vào bảng, tránh trường hợp ai đó quên hoặc dùng thuốc sai. Chế độ dinh dưỡng cũng được người đàn ông 45 tuổi đặc biệt quan tâm khi cả gia đình phải tự cách ly.

"Những ngày tồi tệ nhất ai sẽ là người nấu nướng?", Vạn băn khoăn khi biết rằng khi nCov phát bệnh ở mức cao nhất, mọi người sẽ chán ăn. Anh chuẩn bị một nồi áp suất lớn để nấu súp gà bởi việc này rất đơn giản, chỉ cần bỏ gà vào, vặn nồi và nổi lửa. Anh nghĩ, khi mọi người đều ốm yếu và không thèm ăn, chỉ cần uống súp gà vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng cơ bản.

Vậy làm thế nào để tránh lây nhiễm cho người khác trong cộng đồng, Vạn Khiêm cũng có phương pháp của mình.

Từ những chia sẻ trên trang cá nhân, anh cho hay không chỉ lên kế hoạch cho cuộc sống của gia đình một cách khoa học mà còn duy trì mức độ kỷ luật cao để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.

Mẹ vợ sống ở tầng dưới còn gia đình anh ở tầng trên. Từ ngày bị bệnh, đồ đạc của mọi người được phân chia rất rõ ràng. Trước khi sử dụng, chúng phải được rửa kỹ bằng nước sôi, điện thoại di động cũng thường xuyên được khử trùng bằng cồn. Dù ở trong nhà nhưng 24/24h, cả nhà đều phải đeo khẩu trang, trừ lúc ăn uống và tắm giặt.

Vạn cho hay, video chat trở thành công cụ giao tiếp chính của anh với thế giới bên ngoài. Anh thường xuyên nói chuyện với mẹ vợ để xác nhận trạng thái thể chất và tinh thần của bà.

Để ngăn chặn sự lây lan của virus, Vạn Khiêm khử trùng nhà vệ sinh mỗi ngày. Khẩu trang và khăn giấy đã sử dụng không được phép ném vào thùng rác mà phải được khử trùng bằng cách phun dung dịch Javen. Số lượng rác vứt ra mỗi ngày phải hạn chế tối đa, rác cũng chia thành các túi nhỏ và được khử trùng trong 20 phút trước khi vứt bỏ. Trước khi vứt rác, Vạn dán trên túi rác thông báo "Túi đã được khử trùng, không nên chạm vào bên trong".

Khi đi ra ngoài, Vạn cũng thường đeo hai lớp khẩu trang kèm theo găng tay, trong túi lúc nào cũng có bình rửa tay khô. Anh cũng tránh để tay trần chạm vào vật thể bên ngoài, chẳng hạn nút thang máy.

"Ngay cả khi nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định, phục hồi thể chất sẽ là một quá trình lâu dài. Lúc này phải hạn chế ra ngoài và khử trùng mọi thứ đã chạm vào. Bởi vì tôi và những người trong gia đình là một trong những nguồn lây nhiễm nguy hiểm nhất vào lúc này. Nếu bạn phải ra ngoài, hãy tự khử Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog trùng trước khi đi, nhớ không tiếp xúc với bất kỳ ai", Vạn Khiêm viết ở thời điểm anh sắp phải đối mặt với một trận chiến kéo dài với virus trong cơ thể.

Gia đình của Vạn đã cùng nhau chiến đấu với nCoV trong đúng một tháng. Ảnh: The paper.vn.

Gia đình của Vạn đã cùng nhau chiến đấu với nCoV trong hơn một tháng. Ảnh: The paper.vn.

28/1 là ngày khó khăn nhất đối với Vạn. Anh sốt cao từ đầu giờ sáng, cơ thể rệu rã như người đi mượn nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo. Cùng ngày, vợ anh bị nhiễm trùng phổi, bắt buộc phải nhập viện.

Ngày 29/1, nhiệt độ của Vạn lúc cao lúc thấp. "Vũ Hán hôm nay đón một ngày nắng đẹp sau những ngày mưa tuyết ảm đạm. Cả gia đình được hưởng ánh nắng mặt trời tưởng chừng đã mất tích từ lâu. Dịch bệnh nghiêm trọng nhưng không quá khủng khiếp", Vạn Khiêm viết trên trang cá nhân.

Ngày 30/1, nhiệt độ cơ thể của Vạn trở nên ổn định. Trừ vợ vẫn điều trị trong viện, cả gia đình dần hết sốt. "Dường như thời gian khó khăn nhất của tôi đã qua", Vạn viết trên Weibo. Anh cũng ghi rõ phương pháp điều trị của gia đình: Dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi thoải mái, dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng và nhiễm trùng.

Sáng 31/1, nhiệt độ cơ thể Vạn là 37,2 độ. Ngoài việc nấu ăn ba bữa mỗi ngày, thời gian còn lại anh nằm trên giường để dưỡng sức. Vài ngày tiếp theo nhiệt độ của Vạn dao động quanh mức 37 độ C, con gái anh đã uống được sữa và ăn bánh quy. Cô bé cũng bắt đầu tham gia học trực tuyến do trường tổ chức.

"Chỉ khi bạn bị bệnh, bạn mới hiểu cảm giác hạnh phúc thế nào khi ăn được một bát cơm, uống được một bát súp và tự đứng dậy để bước đi", Vạn viết.

Ngày 4/2, sau đợt kiểm tra, phổi của anh và người thân có dấu hiệu tích cực. Anh viết nhật ký: "Tuyệt vọng là thứ đáng sợ nhất tồn tại trong mỗi con người, đặc biệt trước bệnh tật. Nếu mệt mỏi, bạn hãy cứ giận dữ nhưng đừng để tuyệt vọng bắt mất lý trí của mình. Bình tĩnh là chìa khóa để thoát khỏi bi kịch của số phận". Hàng ngày, cứ mỗi hai tiếng Vạn đo nhiệt độ của cả nhà rồi báo cho nhân viên cộng đồng, tuy nhiên gia đình họ vẫn bị cách ly tại nhà.

Tưởng chừng mọi thứ đã ổn định thì kết quả xét nghiệm ngày 14/2 cho thấy, anh, con gái và mẹ vợ vẫn dương tính với virus corona.

Ngày 17/2, anh nhận được thông báo phải chấm dứt cách ly tại gia, cả nhà được chuyển tới khu cách ly bắt buộc. "Sức khỏe chúng tôi vẫn rất ổn, chỉ là vấn đề thời gian để có được kết quả âm tính", Vạn lạc quan viết.

Những ngày sống tại khu cách ly mới, Vạn không quên cảm ơn sự ủng hộ của người thân và bạn bè. Anh cho hay vài ngày một lần anh vẫn nhận được thức ăn và hoa quả từ họ hàng ở xa gửi đến. Ngoài ra còn có nhiều đồng nghiệp, bạn bè và thậm chí là những người không quen biết đã động viên, cổ vũ về tinh thần cho anh trong thời gian chiến đấu với virus.

Sáng 24/2, Vạn cùng người thân đến viện xét nghiệm nCov, lần này cho kết quả âm tính. "Gia đình tôi có thể sống sót qua khủng hoảng là nhờ sự tin tưởng và hỗ trợ của nhiều người. Chúng tôi không cô đơn khi đối mặt với dịch bệnh.

"Sau nhiều ngày bị cách ly, hôm nay tôi nhận ra bên lề đường có nhiều loại hoa nở sớm", Vạn Khiêm viết trên Weibo.

Trong khi đó, hành trình chiến đấu với Covid 19 của Vạn Khiêm đã truyền cảm hứng tới rất nhiều người ở Trung Quốc. Một người theo dõi trang cá nhân của vị giảng viên này bày tỏ: "Thầy Vạn không chỉ giúp mọi người đối mặt với nCoV một cách bình tĩnh mà còn truyền lòng cam đảm, tinh thần tự giác và kỷ luật hiếm thấy tới nhiều người trong thời điểm loạn lạc".

Hải Hiền (Theo The paper )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét